Âm hưởng của 4 món hủ tiếu "danh bất hư truyền"

 Cùng là hủ tiếu, nhưng do đến từ nhiều vùng khác nhau nên mỗi món đều có một nét đặc trưng rất riêng, bởi không nơi nào giống nơi nào.

Một trong những điều kì diệu của ẩm thực là tuy món ăn được phân thành cùng một loại, song lại không món nào giống món nào. Thế mới bảo, ẩm thực không chỉ để ăn no, ăn ngon mà còn phản ánh được những đặc trưng của từng vùng miền là vậy.
Ví dụ như cùng là hủ tiếu nhưng mỗi vùng mỗi khác, từ cách nấu nước dùng cho đến thành phần, kết cấu sợi hủ tiếu… Vậy sự khác nhau đó là gì? Hãy cùng chúng mình khám phá xem sự khác nhau trong khẩu vị, cách nêm nếm đã tạo nên đặc trưng của các món hủ tiếu nổi tiếng đến từ những vùng đất khác nhau sau đây nhé!

1. Hủ tiếu Nam Vang – món ngon trăm năm của người Nam Bộ

Nam Vang thực ra là một tên gọi khác của Phnom Penh – thủ đô Campuchia. Và điểm đặc trưng của món hủ tiếu Nam Vang này chính là cách nấu nước dùng rất công phu.
Du nhập vào Việt Nam từ hơn 100 năm trước và có những đặc điểm rất riêng. Bởi ban đầu, món hủ tiếu này chỉ có hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, nồi hủ tiếu này đã dần được Việt hóa với sợi hủ tíu dai, nước lèo đậm đà thơm lừng, mấy khúc ruột non, vài con tôm tươi, tô hủ tiếu Nam Vang từ bất ngờ trở thành đặc sản của người dân miền Nam.
Hủ tiếu Nam Vang được nhiều người yêu thích là nhờ vị ngọt thanh đặc trưng từ xương hầm, mực và tôm khô. Nước dùng được nấu bằng cách hầm xương ống cùng mực và tôm khô trên lửa nhỏ liu riu, liên tục vớt bọt để nước dùng không bị đục và giữ được sự trong veo, sạch sẽ. Ngoài ra, món này cũng thường được phân biệt nhờ combo các loại "topping" sau: thịt bằm, tôm, trứng cút. Đây là ba món mà lúc nào cũng phải có trong một tô hủ tiếu Nam Vang. Ngoài ra có thể thêm một số món như lòng lợn, tim, thịt nạc…
Địa chỉ: Đại Phát, Thành Đạt…
Giá cả: 35k – 45k

2. Đặc sắc hồn - Hủ tiếu Sa Đéc

Không chỉ ngon ở vẻ bề ngoài mà hương vị chính là điều không thể lẫn vào đâu được của hủ tiếu Sa Đéc. Được tạo ra bởi sự hòa quyện của hai thành phần chính trong tô hủ tíu là bánh hủ tíu và nước súp. Nước dùng của hủ tiếu Sa Đéc thường là loại nước dùng xương hầm cơ bản, với các thành phần như thịt nạc, tôm, lòng lợn… (Dĩ nhiên các thành phần khác như thịt, gan... làm cho hương vị hủ tíu Sa Đéc ngon và đậm đà thêm).
" Ra đời" tại một trong những khu vực trồng lúa nước nổi tiếng nhất Việt Nam. Nên sợi hủ tiếu nơi đây được chế biến từ gạo của những thửa ruộng ở Đồng Tháp Mười, mang theo độ mềm, dài và hơi giòn. Đi kèm trong một tô hủ tiếu Sa Đéc là rau cần tây, hẹ, giá hoặc xà lách.
Địa chỉ: Bà Hạt, Cô Út, Hủ tiếu Sa Đéc & Bánh xèo Nguyễn Gia Trí…
Giá cả: 25k – 30k

3. Hủ tiếu Mỹ Tho - món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á

Là món ăn truyền thống của người Hoa nhưng đã được người dân Mỹ Tho cải biến theo khẩu vị địa phương và kể từ thập niên 1960 cho đến nay đã trở nên nổi tiếng khắp mọi nơi. Đặc điểm của hủ tíu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tíu ở nơi nào khác. Ngoài ra gia vị tỏi phi còn chính là điều đặc biệt làm nên sự đặc trưng của món hủ tiếu Mỹ Tho thơm lừng này. Ngoài ra thì cũng khá khó để phân biệt hủ tiếu Mỹ Tho từ những điểm khác, do món này cũng dùng nước nấu từ xương hầm, ăn cùng thịt nạc, lòng lợn, tim lợn, giá, hẹ…
Một tiệm hủ tíu Mỹ Tho ngon “số dzách”, bao giờ cũng nhìn thấy những món lỉnh kỉnh đi kèm theo bánh mì, hoành thánh, hai món chiến lược rất khoái khẩu của người Hoa và cũng không bao giờ thiếu lọ nước mắm, tương xì dầu, tương ớt, tương đen, ớt sừng trâu ...
Địa chỉ: Thành Mỹ, Cả Cần, Chú Bảy, Cô Anh…
Giá cả: 25k – 35k

4. Hủ tiếu Hồ - “Khó ăn” nhưng khách vẫn đông

Thoạt nhìn, bạn ắt sẽ cảm thấy rất lạ lẫm và thậm chí khó nghĩ là nó sẽ liên tưởng đến 2 chữ “hủ tiếu” vì bánh hủ tiếu không phải dạng sợi mà là miếng to, mỏng, mềm. Món hủ tiếu hồ thường phải ăn chung với lòng heo, lỗ tai heo, lưỡi heo... đem khìa với nước dừa tươi và ngũ vị hương. Cải chua ướp thêm đường, tỏi và ớt, xào hoặc hầm chung với lòng heo. Độ giòn của tép mỡ thắng và hành phi khiến vị giác của thực khách được kích thích hơn hẳn.
Hủ tiếu của người Hoa ở Sài Gòn có rất nhiều phiên bản khác nhau, nhưng muốn ăn món hủ tiếu hồ thì chỉ có thể tìm thấy ở các quán do người Tiều làm chủ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơm hến Hoa Đông có thực sự ngon như lời đồn?

Cơm tấm có gì đặc biệt mà trở thành đặc sản của Sài Gòn?