Cơm tấm xuất hiện như thế nào? Cơm tấm Sài Gòn từ xa xưa được coi là món ăn cứu đói của người lao động nghèo. Sở dĩ như vậy là vì hạt gạo tấm ít nở, giá thành lại rẻ nên có thể dùng trong bữa cơm hàng ngày để tiết kiệm chi phí. Trước đây, món ăn này hầu như chỉ dành cho người công nhân, nông dân nghèo hay học sinh, sinh viên không có điều kiện kinh tế. Nhưng đến bây giờ, cơm tấm lại trở thành đặc sản và được nhắc đến thường xuyên trên toàn quốc. Đặc biệt nó đã trở thành món ăn đặc trưng của Sài Gòn. Cơm tấm Sài Gòn Trước đây, cơm tấm Sài Gòn được sử dụng như bữa ăn hàng ngày, dọn ra mâm với bát đũa đầy đủ các món chính, món phụ. Cũng trong thời kỳ đó, thành phố này luôn nhộn nhịp người nước ngoài từ nhiều nước trên thế giới. Vì thế, người Sài Gòn cũng biến tấu cách bài trí món ăn này để bắt mắt hơn, phù hợp phục vụ cả người dân trong nước và người nước ngoài. Từ đó, cơm tấm và các món ăn kèm được bày trên cùng một chiếc đĩa to và sử dụng thìa, dĩa khi ăn gần giống các món Tây. C